Khuỷu tay là bộ phận dễ bị tổn thương bởi thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè trong các hoạt động của con người. Các vận động viên thể thao hay người thường xuyên hoạt động với thao tác tay lặp lại dễ gặp phải chấn thương ở khuỷu tay, đau cùi chỏ dẫn tới bệnh viêm gân khuỷu tay.

Tình trạng đau khuỷu tay phải hoặc trái không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt với cấu tạo khá phức tạp của khuỷu, việc chẩn đoán đúng để có hướng can thiệp kịp thời là cực kỳ quan trọng.

1. Đau khuỷu tay là gì?

  • Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc lớn là cánh tay và cẳng tay. Tại khớp khuỷu sẽ có 3 vùng xương nhô ra với các gân bám vào; bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài – nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Phần bên trong khuỷu, có mỏm trên lồi trong – nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu sẽ có dây chằng và bao khớp. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.
  • Đau khuỷu tay là tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay, sưng đau hoặc rách, giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi tại khu vực nằm giữa cánh tay và cẳng tay.

Tình trạng đau khuỷu tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động tay

2. Nguyên nhân đau khuỷu tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chấn thương ở khớp khuỷu tay, đau khớp khuỷu tay nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): Xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, những vết sẹo và vết vôi hóa này sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh.
  • Không chỉ thường gặp ở những vận động viên chơi tennis, hội chứng tennis elbow còn phổ biến ở những đối tượng thường xuyên hoạt động cơ bắp, cẳng tay hằng ngày như họa sĩ, thợ mộc, thợ ống nước…

Đau khuỷu tay tennis là tình trạng mà vận động viên tennis nào cũng có thể mắc phải

  • Viêm mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay (còn được gọi là hội chứng golf): Xảy ra chủ yếu do việc vận động quá mức, thường gặp ở những người chơi golf. Sự vận động của cánh tay dưới luôn đòi hỏi việc dùng nhiều sức lực lặp đi lặp lại, căng cơ tay, đồng thời với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng làm việc quá sức.
  • Những người chơi golf nếu vận động quá mức hoặc sai tư thế rất dễ bị đau nhức khuỷu tay
  • Các hoạt động sai trong khi chơi golf, cầm vợt, hoặc dùng các dụng cụ lao động không phù hợp cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra các chấn thương khớp khuỷu tay.
  • Ngoài ra, đau khuỷu tay còn có thể xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu (bong gân khuỷu tay, giãn cơ, trật khớp, gãy xương), chèn ép thần kinh trong (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay, thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).

3. Nhận biết triệu chứng đau khuỷu tay

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau khớp khuỷu tay, đau dây chằng khuỷu tay cũng khác nhau.

  • Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.
  • Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ.

4. Điều trị đau khuỷu tay hiệu quả không dùng thuốc

Do có nhiều nguyên nhân gây đau khuỷu tay khác nhau nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng trước khi tiến hành chữa trị. Việc tùy tiện dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm bắp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường…

5. Hướng dẫn cơ bản một số động tác yoga hỗ trợ điều trị chứng đau khuỷu tay:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *